Trang chủ > Tin tức > Subdomain là gì? Hướng dẫn cách tạo và quản lý subdomain

Subdomain là gì? Hướng dẫn cách tạo và quản lý subdomain

Internet ngày nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Và khi nói đến việc xây dựng và phát triển một website, ngoài khái niệm domain thì subdomain cũng rất phổ biến. Vậy subdomain là gì? Subdomain khác gì so với domain? Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về định nghĩa, cấu trúc và lợi ích của subdomain đối với hoạt động online của các doanh nghiệp.

Subdomain là gì?

Subdomain, hay còn gọi là tên miền phụ, là một phần mở rộng của tên miền chính (domain). Có tính năng hoạt động độc lập như một tên miền thực thụ. Tạo sub domain hoàn toàn miễn phí, cho phép bạn mở rộng và phân tách nội dung mà không cần đăng ký thêm tên miền mới. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn muốn phát triển nhiều website chuyên biệt trên các lĩnh vực khác nhau dưới một tên miền chính.

Nếu coi tên miền chính như một “ngôi nhà chính”, thì subdomain chính là các “phòng” khác nhau trong ngôi nhà đó. Giúp tổ chức nội dung và dịch vụ của website một cách có hệ thống và khoa học hơn.

Ví dụ: Nếu vioagency.com là tên miền chính, thì blog.vioagency.com hoặc shop.vioagency.com là các subdomain.

 Subdomain là gì?

Sự khác biệt giữa subdomain và domain là gì?

Domain và subdomain là hai khái niệm cơ bản trong việc xây dựng và tổ chức một trang web. Phân biệt giữa hai khái niệm này giúp người dùng hiểu rõ hơn về cấu trúc và quản lý nội dung trang web hiệu quả.

  • Domain, hay tên miền, là địa chỉ của mỗi trang web trên các trình duyệt. Nó cung cấp sự định danh duy nhất cho trang web. Cho phép xây dựng nội dung và dịch vụ trên đó. Domain mang lại cho website một tên gọi dễ nhớ, tạo sự thuận tiện cho người dùng khi truy cập.
  • Subdomain là phần mở rộng của tên miền chính. Nó thường được thêm vào trước tên miền chính và phân cách bằng dấu chấm. Cấu hình subdomain cho phép bạn tạo ra các phân đoạn khác nhau trên cùng một tên miền chính, hoạt động như các trang web riêng biệt. Bạn có thể tạo subdomain tenten mà không phải trả thêm phí, và việc tạo này thường rất dễ dàng.

Mục đích tạo sub domain là gì?

Subdomain là một công cụ dễ tạo lập dựa trên tên miền chính và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dùng.

Mục đích tạo sub domain là gì?

Tiết kiệm chi phí hiệu quả

Sau khi đăng ký tên miền chính, bạn có thể tạo sub domain hoàn toàn miễn phí. Giúp giảm chi phí mua thêm tên miền mới. Điều này cho phép bạn phát triển nhiều website con với các mục đích khác nhau mà không tốn kém. Bên cạnh đó, bạn có thể tận dụng giao diện thiết kế của trang chủ mà không cần phải chi trả thêm cho dịch vụ thiết kế web.

Phát triển blog mới hay định hướng mới

Việc sử dụng sub domain giúp bạn tách các phần của trang web chính thành các website độc lập khác. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn muốn phát triển các trang web dành riêng cho việc review, tin tức hoặc blog về từng nhóm sản phẩm riêng biệt.

Với cấu hình subdomain, việc quản lý nhiều website độc lập với mục đích cụ thể trở nên dễ dàng hơn so với việc quản lý và phát triển một trang web đa năng. Điều này giúp bạn tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và quản lý nội dung trên từng subdomain một cách chuyên nghiệp.

Xây dựng website riêng biệt

Mục đích của subdomain là gì? Đối với các doanh nghiệp lớn, sau khi đã đạt được thành công và có nhiều sản phẩm giá trị, việc tạo lập các công ty con thường đi kèm với việc cần thiết lập các trang web riêng để xác định thương hiệu và giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp con. Và subdomain là công cụ lý tưởng để tạo ra một trang web mới hoàn toàn.

Đồng bộ hiệu quả cùng website chính

Thay vì phải tạo một trang web hoàn toàn mới, nhiều doanh nghiệp lựa chọn tạo một trang web con thông qua sub domain từ trang web chính của mình. Điều này giúp đồng bộ từ khóa và hình ảnh thương hiệu. Đồng thời giúp tiết kiệm chi phí vận hành cho các doanh nghiệp con mới thành lập. Nếu doanh nghiệp không còn hoạt động, việc xử lý, quản lý trang web cũng trở nên đơn giản hơn.

Cấu trúc của một subdomain

Một subdomain bao gồm ba phần chính:

  • Phần tiền tố: Đây là phần đặt trước tên miền và thường mô tả chức năng hoặc nội dung chính của subdomain đó. Trong ví dụ trên, “blog” và “shop” là các tiền tố.
  • Tên miền chính: Phần này giữ nguyên như tên miền đã đăng ký.
  • Top-level domain (TLD): Đây là phần mở rộng như .com, .org, .net,…

Cấu trúc của một subdomain

Tạo subdomain cần gì?

Để tạo được subdomain rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị:

  • Một tên miền và một hosting.
  • Đăng nhập vào giao diện Control Panel của tài khoản hosting.

Hạn chế khi tạo nhiều subdomain là gì?

Hiệu suất truy cập: Subdomain chia sẻ tài nguyên với trang web chính. Vì vậy tải tài liệu, nội dung từ subdomain chậm hơn so với truy cập trực tiếp vào trang chính. Điều này có thể làm giảm trải nghiệm người dùng và ảnh hưởng đến hiệu suất truy cập của subdomain.

Định danh phụ thuộc: Subdomain thường được coi là một phần của tên miền chính. Thiếu định danh riêng biệt. Có thể làm giảm tính chuyên nghiệp và nhận diện thương hiệu của trang web.

Khó khăn trong SEO: Subdomain có thể ảnh hưởng đến SEO của trang web. Một số công cụ tìm kiếm có thể xem subdomain như là một trang web riêng biệt. Trong khi các công cụ khác lại coi nó là một phần của tên miền chính. Điều này có thể gây khó khăn trong việc tối ưu SEO.

Subdomain là gì? Lưu ý khi tạo subdomain

  • Khi đã đăng ký một tên miền chính, tạo thêm subdomain không đòi hỏi chi phí bổ sung.
  • Bạn có thể tạo ra số lượng subdomain không giới hạn dưới tên miền chính.
  • Mỗi subdomain hoạt động như một tên miền độc lập. Cho phép cài đặt các trang web, blog, hoặc các chức năng khác một cách đầy đủ.
  • Nếu tên miền chính gặp sự cố như hết hạn, bị hủy hoặc bị khóa, các subdomain cũng sẽ bị ảnh hưởng và không thể hoạt động.
  • Có thể tạo một bản ghi DNS có tên là “*” để chỉ định một IP mặc định cho tất cả các subdomain. Không cần thiết lập từng bản ghi DNS riêng lẻ cho mỗi subdomain.
  • Có thể tối ưu SEO cho từng subdomain một cách riêng biệt. Điều này cho phép tạo ra nhiều trang web với nội dung riêng và tối ưu hóa từ khóa, tiêu đề và mô tả trang cho các mục tiêu cụ thể.
  • Có thể tùy chỉnh và phân quyền riêng cho từng subdomain. Cho phép kiểm soát quyền truy cập và quản lý cho các thành viên, đội ngũ hoặc nhóm người dùng khác nhau trên từng phần của trang web.
  • Sử dụng subdomain cho phép mở rộng hoặc nhắm đến các đối tượng khác nhau. Có thể tạo các trang web con dành cho sản phẩm, dịch vụ, khu vực hoặc ngôn ngữ khác nhau. Tăng tính tương tác và tối ưu trải nghiệm khách hàng.
  • Nếu cần, có thể chuyển đổi một subdomain thành một tên miền riêng biệt trong tương lai. Giúp xây dựng một trang web hoàn toàn độc lập và định hình lại thương hiệu của mình.

Tạo và quản lý subdomain trên Hosting control Panel

Cách để tạo subdomain trên Hosting control Panel là gì? Bạn có thể dễ dàng tạo và quản lý subdomain thông qua Control Panel của tài khoản hosting của bạn.

  • Truy cập mục Subdomains: Từ Control Panel, chọn mục “Subdomains”.
  • Đặt tên subdomain: Bạn có thể tự do chọn tên subdomain theo nhu cầu cá nhân mà không có bất kỳ yêu cầu đặc biệt nào.
  • Tạo subdomain tenten: Sau khi nhập tên subdomain, nhấn nút “Tạo” để hoàn tất quá trình.

Sau khi tạo xong, bạn có thể kiểm tra danh sách các subdomain hiện có trong phần “Liệt kê những Subdomain hiện hành”. Tại đây, bạn sẽ thấy các subdomain đã tạo cùng với đường dẫn đến thư mục của chúng, thường là /public_html/subdomain.

Bạn có thể tiến hành upload source web vào thư mục tương ứng của subdomain để bắt đầu chạy trang web.

Tạo và quản lý subdomain trên Hosting control Panel

Cách tạo, quản lý Subdomain trên Hosting DirectAdmin

  • Đầu tiên, đăng nhập vào giao diện quản trị DirectAdmin và chọn mục “Subdomain Management”.
  • Tại phần “Add Subdomain”, nhập tên subdomain mà bạn muốn tạo và nhấn “Create”.
  • Sau khi hoàn tất, bạn sẽ thấy subdomain hiển thị trong danh sách. Quá trình tạo subdomain tenten đã hoàn tất!

Tạo, quản lý Subdomain trên Hosting Plesk

  • Trong giao diện quản trị Plesk, chọn mục “Add Subdomain”.
  • Nhập tên subdomain mà bạn muốn tạo.
  • Cuối cùng, nhấn “OK” để hoàn tất quá trình khởi tạo subdomain. Vậy là bạn đã tạo thành công subdomain trên control panel Plesk!

Tạo subdomain có bị giới hạn số lượng không?

Về lý thuyết, một domain chính có thể tạo ra vô số subdomain, không có giới hạn về số lượng. Tuy nhiên, khi thiết lập trang web và quản lý thông qua subdomain, có một số yếu tố cần xem xét:

  • Số lượng subdomain mà bạn có thể tạo phụ thuộc vào cấu hình của máy chủ nơi mà website chính đang được đăng ký. Nếu máy chủ có cấu hình mạnh, khả năng xử lý sẽ tốt hơn và ngược lại.
  • Máy chủ DNS nơi tên miền đang lưu trữ cũng ảnh hưởng đến số lượng subdomain. Khả năng giải băng thông và hiệu suất của máy chủ DNS sẽ quyết định khả năng hoạt động mượt mà của các subdomain.
  • Yếu tố quan trọng nhất khiến các nhà quản trị thường giới hạn số lượng subdomain là khả năng tương thích SEO. Việc tạo quá nhiều subdomain có thể làm giảm khả năng tối ưu hóa SEO. Từ đó ảnh hưởng xấu đến thứ hạng của website chính trên các công cụ tìm kiếm.

Tạo subdomain có bị giới hạn số lượng không?

Các trường hợp có thể sử dụng subdomain là gì?

  • Khi doanh nghiệp ra mắt một sản phẩm hoặc dịch vụ mới, việc tạo sub domain sẽ giúp nhắm đến nhóm đối tượng khách hàng khác với khách hàng của website chính. Điều này cho phép nội dung của subdomain hoàn toàn độc lập và tập trung vào sản phẩm hoặc dịch vụ mới.
  • Subdomain là một công cụ hiệu quả để hỗ trợ quảng bá và xây dựng thương hiệu. Doanh nghiệp có thể sử dụng subdomain để tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Đồng thời, subdomain cũng cho phép triển khai các chiến dịch quảng cáo hiệu quả, giúp nâng cao nhận diện thương hiệu.

Subdomain so với Subfolder

Một câu hỏi phổ biến là nên sử dụng subdomain hay subfolder. Subfolder (example.com/blog) thường được coi là tốt hơn cho SEO do giữ nguyên được authority của tên miền chính. Tuy nhiên, subdomain có ưu điểm về mặt tổ chức nội dung và bảo mật. Phù hợp cho các trang web lớn và đa dạng.

Kết luận

Subdomain là gì? Subdomain là công cụ hữu ích trong việc quản lý và phát triển các website lớn. Cung cấp các giải pháp linh hoạt cho việc tổ chức nội dung và tối ưu hóa SEO. Việc lựa chọn và sử dụng subdomain phù hợp không chỉ giúp tăng cường trải nghiệm người dùng mà còn cải thiện đáng kể hiệu quả kinh doanh online của bạn.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về subdomain và cách thức để tận dụng hiệu quả công cụ này trong chiến lược phát triển website của mình.

4.2/5 - (12 bình chọn)