Trang chủ > Kiến Thức > A/B testing là gì? Quy trình triển khai A/B Testing

A/B testing là gì? Quy trình triển khai A/B Testing

Posted on Kiến Thức 244 Views

 A/B testing là gì? Cũng giống như một bài test kiểm tra ngoài thực tế, A/B testing là một hình thức test quan trọng trong việc tối ưu để tìm kiếm kết quả chính xác nhưng quá trình thực hiện khá phức tạp. Vậy nên hãy cùng tìm hiểu thêm về A/B testing là gì và những vấn đề liên quan khác nhé!

Định nghĩa A/B testing là gì?

A/B testing hay còn có tên gọi khác là split testing, hoặc bucket testing, là một thử nghiệm nhằm so sánh hai phiên bản của một ứng dụng (app) hay một trang web nào đó trong một hoàn cảnh xác định, từ đó đưa ra khẳng định và lựa chọn phiên bản tốt hơn, hoàn hảo hơn.

Phiên bản của một ứng dụng hay một webpage có thể là banner, một website, một kiểu quảng cáo nào đó được đối chiếu với các yêu cầu đã lập ra. Ví dụ một website bán online có mục tiêu bán được sản phẩm nhiều hơn; một email quảng cáo sẽ thành công nếu người nhận đều mở ra xem và truy cập. Tỷ lệ hoàn thành mục tiêu càng cao thì A/B testing càng nhận được kết quả tốt, tỷ lệ này còn gọi là tỷ lệ chuyển đổi, tên tiếng anh là conversion rate.

Khi bạn sử dụng AB testing để đối chiếu trực tiếp một phiên bản với hiện thực , bạn có thể hình dung được về các thay đổi cho trang web hoặc ứng dụng. Từ đó, bạn có thể thu thập dữ liệu về hiệu quả của những sự thay đổi đó.

Bằng cách đo lường thay đổi của những biến đổi trong số liệu, bạn có thể đảm bảo rằng mọi thay đổi đều mang lại kết quả tích cực.

A/B testing là gì

Xem thêm: Facebook ads là gì?

Tại sao lại cần phải làm A/B testing?

Một trang web bán hàng muốn số lượng khách mua sản phẩm tăng lên thì phải làm sao để số người biết đến trang web nhiều hơn nữa. Hoặc bạn có thể dùng conversion rate với số lượng khách hàng cũ. Việc áp dụng A/B testing sẽ cải tiến các quá trình trước đó như phát triển web, phát triển ứng dụng, quảng cáo dịch vụ, bán hàng online.

Giữa hai cách thức thu hút khách hàng kể trên thì cách dùng A/B testing đã được kiểm nghiệm và khẳng định mang đến những kết quả to lớn với chi phí lại rẻ hơn cách thủ công thông thường.

Quy trình A/B Testing

Các bước cơ bản để thực hiện một quy trình A/B testing một cách khoa học và logic:

Đặt câu hỏi

Không có cách nào hiệu quả bằng việc đặt ra một vài câu hỏi để định hướng và xác lập mục tiêu cụ thể cho quá trình A/B testing.

Các câu hỏi trong số đó có thể là: “Bằng cách nào để giảm tối thiểu bounce rate cho trang landing page?” hoặc “Để tăng số người đăng ký cho form trên trang chủ thì phải thực hiện như thế nào?” hay là “cải thiện CTR của banner quảng cáo được tiến hành những việc gì?”. 

Nghiên cứu tổng quan để nắm mục tiêu

Hiểu rõ hành vi của các khách hàng khi họ thực hiện các conversion thông qua các công cụ đo lường trên các kênh,như website là công cụ Google Analytics, cho Email là các email client, cho social là social listening tools.

Tạo ra giả thuyết

Từ các mục đích mà bạn đã hướng tới, chúng ta hãy suy nghĩ về các ý tưởng và giả thuyết AB Testing về nguyên nhân khiến chúng ta tin rằng chúng sẽ tốt hơn phiên bản hiện tại. Dựa trên danh sách ý tưởng đó ta tiến hành theo nguyên tắc tăng dần mức độ tác động dự kiến và độ khó khi thực hiện thao tác.

Xác định mẫu thử và thời gian thực hiện test

Xác định mẫu thử là xác định được số lượng khách hàng truy cập thông qua tiến trình A/B testing. Số lượng càng lớn, sự khác biệt giữa 2 phiên bản càng cao, hiệu quả của thử nghiệm càng đạt yêu cầu.

Đồng thời, sử dụng công cụ ước lượng để tính toán thời gian chạy thử nghiệm trong bao lâu.

Lợi ích của A/B testing

Tiến hành test

Tạo ra phiên bản mới, gọi là phiên bản B, phiên bản dựa trên các giả thuyết đã xác định trước đó, sau đó so sánh conversion rate với phiên bản A trước đó.

Thu thập thông tin và tiến hành phân tích

Trong bước này sẽ có 2 kết quả bạn nhận được trong quá trình thử nghiệm:

  • Một là thành công: Phiên bản B mang đến conversion rate cao hơn phiên bản A
  • Hai là thất bại: Phiên bản B có tỷ lệ conversion rate thấp hơn phiên bản A.

Nếu gặp phải trường hợp hai, bạn không nên lo lắng, cứ bình tĩnh quay lại bước 3, xem xét thật kỹ và tìm ra hướng đi khác tốt hơn.

Cung cấp kết quả cho tất cả các bên liên quan

Khi xem xét mọi khía cạnh, mọi khả năng đều cho thấy phiên bản B hoàn hảo hơn phiên bản A thì tiến hành cung cấp thông tin, insights cho các bộ phận lập trình, thiết kế, team tối ưu hóa,…

Tester là làm gì?

Ở trong lĩnh vực phần mềm của ngành công nghệ thông tin, nghề Tester hay nghề Engineer đều giống nhau, là một nghề kiểm tra chất lượng phần mềm. Công việc của những tester là trực tiếp xem xét và kiểm tra những sản phẩm (kiểm tra phần mềm hay là các ứng dụng) mà các lập trình viên đã tạo ra.

Công việc và trách nhiệm thông thường của một tester là:

  • Nhận yêu cầu của khách hàng
  • Thiết kế các Test Case như A/B testing, …
  • Tiến hành các Test Case
  • Báo cáo lỗi cũng như các kết quả Testing đạt được

Triển khai A/B testing

Các lưu ý khi chạy A/B Testing

Sau mỗi một lần chạy A/B Testing chúng ta cần ghi chép cẩn thận những lưu ý quan trọng. Những khó khăn hay cách thức hữu ích để giúp ích cho các lần sau. Dưới đây là một số lưu ý mà đội ngũ chuyên môn đã lọc ra:

  • Khi chạy A/B Testing các phiên bản phải giống nhau từ môi trường. Hoàn cảnh đến điều kiện thực hiện.
  • Sẽ hiệu quả hơn khi bạn bóc tách được traffic giữa desktop, mobile, tablet. Vì visitor ở mỗi nơi khác nhau sẽ có các hành vi không giống nhau.
  • Visitor đến từ bất kỳ nguồn nào cũng phải được phân biệt rõ ràng vì mỗi nguồn có thể có hành vi khác nhau, nhu cầu khác nhau.
  • Hãy nhớ rằng chưa hoàn thành thời gian chạy test là chưa thể đưa ra kết luận chính xác nào cả.
  • Áp dụng đầy đủ và khai thác mọi công cụ có thể dùng trong toàn bộ quy trình thử nghiệm.

Xem thêm: SEO website hiệu quả 2024

 Kết Luận

Có khá nhiều khái niệm và quy trình thực hiện trong chiến lược marketing online. Và mỗi ngày công nghệ thông tin lại tiên tiến hơn hôm qua. Vì vậy, việc trao dồi kiến thức cần thiết. Và các kỹ năng chuyên môn thành thạo thì sẽ không có bất kỳ trở ngại nào. Gây khó khăn cho bạn được.

Nếu trong bài viết “A/B testing là gì” mà đội ngũ VIO Agency chúng tôi gửi đến bạn đọc hôm nay có vấn đề nào bạn chưa nắm kỹ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn rõ ràng hơn các bài viết hữu ích về A/B testing. Rất có thể chúng ta sẽ cùng hợp tác lâu dài với nhau đấy!

CÔNG TY TNHH VIO

  • Địa chỉ: 197 Thạnh Lộc 31, quận 12, TPHCM
  • Điện thoại: 0962337790
  • Email: info@vioagency.vn
  • Mã số thuế: 0314611659
  • Fanpage: https://www.facebook.com/vioagencyvn
5/5 - (18 bình chọn)