Trang chủ > Kiến Thức > Cấu trúc silo là gì? Các bước tạo Silo cho website chuẩn SEO hiệu quả

Cấu trúc silo là gì? Các bước tạo Silo cho website chuẩn SEO hiệu quả

Cấu trúc Silo là gì? Bạn đã từng nghe qua thuật ngữ này bao giờ chưa? Đây là một chủ đề quan trọng trong onpage và đang là một trong những cấu trúc thịnh hành nhất hiện nay.  Nếu bạn đang học tập và nghiên cứu về lĩnh vực này thì bài viết sẽ mang lại cho bạn khá nhiều thông tin cần thiết đấy!

> Xem thêm: Marketing tổng hợp là gì?

Cấu trúc Silo là gì?

Cấu trúc Silo là gì?

Với các ngành sản xuất, từ xa xưa cấu trúc Silo còn được gọi là tháp Silo theo nguyên lý hình phễu hướng các vật liệu và nguyên liệu theo hướng hình phễu.

Ngày nay, đối với website, cấu trúc Silo là một giải pháp onpage cực tốt, giúp quá trình SEO đạt hiệu quả tốt hơn, nói rõ hơn là một mô hình cực tốt để xây dựng cấu trúc tối ưu Onpage Website.

Mục đích của cấu trúc này nhằm tối ưu luồng thông tin, tối ưu cho người đọc, cũng là tối ưu cho con bots google đi theo hướng mình muốn.

Cụ thể hơn, cấu trúc Silo là một dạng cấu trúc web chuyên sâu có thể chia nội dung website thành mô hình content theo tầng để bổ trợ nhau hay thành các thư mục riêng biệt. Các nhóm trong 1 cấu trúc silo được phân chia thứ bậc dựa vào topic và subtopic, sau đó, những nội dung có liên quan với nhau sẽ được xếp cùng chung nhóm với nhau.

Về nguyên lý vận hành của cấu trúc Silo: Khi xây dựng 1 cấu trúc silo đạt chuẩn sẽ tăng liên kết cho website, tăng tương tác với khách hàng khi khi tìm kiếm một chủ đề nào đó thì công việc SEO dễ dàng 

Mô hình của cấu trúc Silo

Mô hình cấu trúc silo là gì? Silo trong kỹ thuật SEO,được hiểu là một nhóm các nội dung liên quan có trên trang website phân chia với nhau một cách sắp xếp tổ chức. Bạn phải mất nhiều cố gắng xây dựng kế hoạch và nỗ lực để đưa ra một thiết kế website có liên kết hoàn hảo và nhóm mọi thứ lại một cách có hệ thống chặt chẽ, được thể hiện rõ qua mô hình cấu trúc Silo chuẩn.

> Có thể bạn chưa biết: Dịch vụ seo hcm uy tín

Một mô hình cấu trúc Silo gồm 2 loại: mô hình cấu trúc Silo vật lý và mô hình cấu trúc Silo ảo

Trong mô hình cấu trúc Silo vật lý, bao gồm mô hình cấu trúc Silo đơn giản (1 tầng) và mô hình cấu trúc Silo đa tầng.

  • Cấu trúc Silo một tầng ( Simple Silo Builder ) xây dựng cấu trúc Silo đơn giản, đây chính là nguồn hỗ trợ của plugin tạo cấu trúc Silo cho nền tảng WordPress.
  • Cấu trúc Silo nhiều tầng ( là Deep Silo Builder) là xây dựng cấu trúc Silo sâu.

Đối với cấu trúc Silo ảo: một nội dung Silo ảo tạo ra chủ yếu là để thông qua liên kết nội bộ. Trong đó sẽ có một trang cấp 2 đóng vai trò là trang danh mục.

Quy trình xây dựng cấu trúc của một trang web

Để xây dựng cấu trúc Silo tốt cần phải có kế hoạch cụ thể và triển khai nhanh chóng, đạt hiệu quả cao. Quy trình xây dựng gồm có 4 bước:

Xác định chủ đề của website

Cách đơn giản và xác định đúng nhất chủ đề của website là bạn trả lời các câu hỏi sau:

  • Chủ đề mà website của bạn đang muốn cạnh tranh là gì?
  • Các chủ đề nào liên quan đến website của bạn?
  • Người dùng tìm đến content của bạn bằng cách nào?
  • Làm cách nào để triển khai cụ thể cho chủ đề của website?

Các bước tạo Silo cho website chuẩn SEO

Đồng thời, bạn cũng vừa kết hợp với thao tác nghiên cứu từ khóa mới vào thời điểm hiện tại.

Chọn chiến lược Silo tối ưu nhất

Nếu có thể, hãy áp dụng chiến lược Silo vật lý dựa trên cấu trúc thư mục của chính website. Nếu không thể thực hiện hãy áp dụng mô hình cấu trúc Silo ảo.

Kiểm tra, rà soát link building

Đây là bước theo dõi hành vi người dùng tìm kiếm content của bạn như thế nào, từ đó rà soát cấu trúc liên kết hiện tại của website chèn liên kết nội bộ giữa các trang để củng cố chủ đề của từng trang. Đặc biệt lưu ý rằng: bạn cần có ít nhất 4 hoặc 5 trang để tạo được một chủ đề Silo.

Đăng tải bài viết

Khi đã có chủ đề của website mình rồi, nhiệm vụ tiếp theo chính là đăng tải các bài viết chất lượng, liên quan và có chứa các từ khóa mục tiêu vào Silo tương ứng.

Cách liên kết các trang web với nhau

Đầu tiên, chúng ta nên hiểu Internal link là gì? Internal link hay còn gọi là link nội bộ là đường dẫn link liên kết (link) trỏ từ một trang đến một trang khác trên cùng một website.

Internal link là một phần bắt buộc trong xây dựng nội dung website. 

Nếu muốn nâng cao chất lượng trang web thì không thể bỏ qua mạng liên kết nội bộ này. Internal link giúp tăng trải nghiệm của người đọc, vừa tăng lượng truy cập web, vừa tác động đến thứ hạng của web trên công cụ tìm kiếm.

Cách xây dựng Internal link:

Cách 1: Xây dựng Internal link trên đầu website

+ Xây dựng hệ thống menu: Các menu này chính là các link nội bộ. Mỗi mục của menu sẽ là link điều hướng người đọc truy cập đến nội dung có cùng chủ đề với web tin tức hoặc menu có các mục cùng sản phẩm. Đây là cách xây dựng Internal link cơ bản nhất của mỗi website.

+ Xây dựng Internal link lên đầu trang: Với cách xây dựng này, bạn sẽ thấy với bất kỳ nội dung nào, khi click vào sẽ thấy ngay trên đầu trang có link của những bài viết khác có cùng nội dung tìm kiếm. Đây là cách cơ bản để kích thích sự tò mò của người đọc.

Cách 2: Xây dựng Internal link dưới chân website

Dù không hiệu quả như cách 1 nhưng khi đặt link dưới chân website cũng có khả năng nâng cao lượt truy cập của người dùng. Vì có 1 số người vẫn thường kéo xuống hết trang để xem còn nội dung nào mới không? Ngoài ra, mới cách làm này, website của bạn sẽ níu giữ người dùng ở lại trang lâu hơn.

Cách 3: Xây dựng Internal link ở vị trí liên quan trong bài

Khá hiệu quả khi bạn cố gắng tìm được một vài vị trí tốt và đặt link nội bộ phù hợp trong nội dung bài viết để người đọc dễ dàng nhìn thấy, khơi gợi sự tìm hiểu thêm những thứ mới mẻ khác.

Các trang đã có cấu trúc rồi có nên tạo Silo không?

Nếu một website đang hoạt động bình thường, có thứ bậc cố định. Thì không nên động chạm đến cấu trúc hiện có vì nó sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả SEO. Còn trong trường hợp website của bạn đã lâu không lên TOP. Thì hãy nhanh chóng cải thiện với cấu trúc Silo mới nhé!

Các lưu ý khi cải thiện web với cấu trúc Silo mới:

  • Giữ nguyên URL như cũ
  • Tạo các Categories và nhóm Silo phù hợp.
  • Điều chỉnh các link ở SideBar chỉ liên kết. Với những bài content trong cùng 1 nhóm
  • Hạn chế các link mang lại giá trị thấp ở dưới footer
  • Liên kết tới các trang TOP Silo Pager
  • Điều chỉnh các content 

Kết Luận

Qua bài viết Cấu trúc silo là gì. Chúng ta có thể thấy cấu trúc Silo đã xuất hiện khá lâu và có thể được mở rộng, phức tạp hơn. Trong quá trình xây dựng, phát triển website. Vì thế, việc tìm hiểu thêm nhiều nhóm Silo khác sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn. Về những gì mình đang thực hiện, giúp đảm bảo việc lên Top của website hiệu quả hơn. Duy trì thứ hạng lâu hơn. 

Tạo cấu trúc Silo

Công ty VIO Agency chuyên cung cấp các dịch vụ thiết kế web uy tín chất lượng cao, giúp thương hiệu khách hàng được đẩy mạnh, xây dựng một quy trình SEO chuyên nghiệp theo từng khâu đảm bảo từ khóa nhanh có TOP GOOGLE, giá tốt. Quý khách hàng có nhu cầu làm website đẹp tốt độc đáo ấn tượng. Hay cần giải pháp giúp cho việc kinh doanh tốt hơn sau mùa dịch thì liên hệ chúng tôi theo thông tin sau.

* Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH VIO

  • Địa chỉ: 197 Thạnh Lộc 31, quận 12, TPHCM
  • Điện thoại: 0899164707
  • Email: info@vioagency.vn
  • Mã số thuế: 0314611659
  • Fanpage: https://www.facebook.com/vioagencyvn